Trước cuộc Cách mạng năm 1917 Lev_Davidovich_Trotsky


Lev Davidovich Bronstein lúc 8 tuổi (1888)Lev Davidovich Bronstein, 1897

Tuổi thơ và gia đình (1879-1896)

Lev Davidovich Bronstein là tên khai sinh của Leon Trotsky, ông sinh ngày 7 tháng 11 năm 1879, tại Yanovka, Tỉnh Kherson của Đế quốc Nga (ngày nay là Kirovohrad Oblast, Ukraina), là một ngôi làng nhỏ. Ông là con thứ năm trong một gia đình nhà nông giàu có, David Leontyevich Bronstein (1847–1922) và Anna Bronstein (mất năm 1910). Đây là một gia đình Do Thái, dù họ không theo đạo. Các ngôn ngữ sử dụng trong gia đình ông là tiếng Ngatiếng Ukraina chứ không phải tiếng Yiddish. Em gái của Trotsky, Olga, lấy Lev Kamenev, một lãnh tụ Bolshevik.

Khi Trotsky lên chín, cha ông gửi ông tới Odessa để học tập và ông đăng ký vào một trường Đức, đã Nga hoá khi ông còn ở Odessa.[cần dẫn nguồn] Như Isaac Deutscher đã chỉ ra trong cuốn tiểu sử Trotsky của ông, Odessa khi ấy là một thành phố cảng đang phát triển mạnh, không giống kiểu thành phố điển hình của Nga thời ấy. Môi trường này thuận lợi cho quá trình học tập và phát triển của ông.

Dù đã viết trong cuốn tự truyện Đời tôi rằng ông không bao giờ nói trôi chảy một thứ tiếng ngoại quốc nào trừ tiếng Ngatiếng Ukraina, Raymond Molinier lại viết rằng Trotsky sử dụng tốt tiếng Pháp.[3]

Hoạt động cách mạng và trục xuất (1896-1902)

Trotsky bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng năm 1896 sau khi tới Nikolayev (hiện là Mykolaiv). Ban đầu là một narodnik (cách mạng dân tuý), ông tiếp xúc với Chủ nghĩa Mác cuối năm ấy và hơi phản đối nó. Nhưng khi bị trục xuất và bỏ tù ông dần trở thành một người Marxist. Thay vì theo học một bằng toán học, Trotsky đã giúp tổ chức Liên minh Công nhân Nam Nga tại Nikolayev đầu năm 1897. Sử dụng cái tên 'Lvov',[4] ông đã viết và in nhiều tờ rơi và tuyên cáo, phân phối các tờ rơi cách mạng và truyền bá các tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho các công nhân trong các nhà máysinh viên.

Tháng 1 năm 1898, hơn 200 thành viên của Liên minh, gồm cả Trotsky, bị bắt và ông phải ở tù hai năm sau trong khi chờ xét xử. Hai tháng sau khi ông bị bắt, Đại hội đầu tiên của Đảng Lao động Xã hội chủ nghĩa Nga (RSDLP) mới được thành lập, được tổ chức, và từ thời điểm đó Trotsky tự coi mình là một thành viên của đảng. Khi đang ở trong tù, ông cưới người bạn Mác xít Aleksandra Sokolovskaya. Khi đang thụ án ông nghiên cứu triết học. Năm 1900 ông bị kết án bốn năm lưu đày tại Ust-Kut và Verkholensk (xem bản đồ) tại vùng Irkutsk thuộc Siberia, nơi hai con gái đầu của ông, Nina Nevelson và Zinaida Volkova, ra đời.

Tại Siberia, Trotsky nhận thức được sự chia rẽ bên trong đảng, vốn đã thiệt hại nhiều sau những cuộc bắt giữ năm 1898 và 1899. Một số nhà dân chủ xã hội được gọi là "các nhà kinh tế" cho rằng đảng phải tập trung vào việc giúp đỡ công nhân công nghiệp cải thiện cuộc sống của họ. Những người khác cho rằng việc lật đổ chế độ quân chủ có tầm quan trọng lớn hơn và một đảng cách mạng được tổ chức tốt và có kỷ luật là điều cốt yếu. Nhóm sau này được hướng dẫn bởi tờ báo Iskra có trụ sở tại Luân Đôn, và được thành lập năm 1900. Trotsky nhanh chóng theo lập trường của Iskra.

Lần di cư đầu tiên và cuộc hôn nhân thứ hai (1902-1903)

Trotsky trốn khỏi Siberia vào mùa hè năm 1902. Có tin nói rằng ông đã lấy tên của một cai tù tại nhà tù Odessa nơi ông từng bị giam giữ trước đây,[5] và cái tên này đã trở thành biệt danh cách mạng chính của ông. Khi đã ở nước ngoài, ông tới London gặp Georgy Plekhanov, Vladimir Lenin, Julius Martov và những biên tập viên khác của tờ Iskra. Dưới bút danh Pero ("lông vũ" hay "bút" trong tiếng Nga), Trotsky nhanh chóng trở thành một trong các cây bút chính của tờ báo.

Trotsky không biết rằng sáu biên tập viên của tờ Iskra đang bị chia rẽ giữa phe "old guard" do Plekhanov đứng đầu và "new guard" do Lenin và Martov lãnh đạo. Không chỉ bởi những người ủng hộ Plekhanov lớn tuổi hơn (khoảng ở độ tuổi 40 và 50), mà họ cũng đã từng cùng sống trong cảnh bị trục xuất tại châu Âu trong 20 năm trước. Các thành viên của new guard mới đầu độ tuổi 30 và chỉ mới tới từ Nga. Lenin, khi ấy đang tìm cách thành lập một đa số thường trực chống Plekhanov trong Iskra, mong muốn Trotsky, khi ấy mới 23, sát cánh với new guard và vào tháng 3 năm 1903 đã viết:[6]

Tôi đề xuất với mọi thành viên của ban biên tập hợp tác với 'Pero' như một thành viên của ban và trên cùng cơ sở như với các thành viên khác. [...] Chúng tôi rất cần một thành viên thứ bảy, cả để tiện lợi hơn trong việc bỏ phiếu (sáu là một số chẵn), và cả như một sự bổ sung cho lực lượng của chúng tôi. 'Pero' đã đóng góp vào mọi vấn đề trong vài tháng nay; nói chung anh làm việc hăng hái nhất cho Iskra; anh thực hiện các bài thuyết trình (rất thành công). Trong mục các bài viết và ghi chú về các sự kiện trong ngày, anh không chỉ rất hữu ích, mà còn đặc biệt cần thiết. Rõ ràng đó là một người có những khả năng đặc biệt, anh có sức thuyết phục và nhiệt tâm, và anh sẽ còn tiến xa.

Vì sự phản đối của Plekhanov, Trotsky đã không trở thành một thành viên đầy đủ của ban biên tập, nhưng vì việc tham gia vào các buổi họp của ban với khả năng cố vấn cao, ông bị Plekhanov căm ghét.

Cuối năm 1902, Trotsky gặp Natalia Sedova, người nhanh chóng trở thành đồng sự và vợ ông từ năm 1903 tới khi ông mất. Họ có hai con, Lev Sedov (sinh 1906) và Sergei Sedov (sinh 1908). Như Trotsky giải thích sau này,[7] sau cuộc cách mạng năm 1917:

Để không buộc các con tôi phải đổi tên, Tôi, khi yêu cầu "quyền công dân", đã dùng tên của vợ tôi.

Nhưng việc đổi tên vẫn là một yêu cầu kỹ thuật và ông không bao giờ sử dụng tên "Sedov" cả riêng tư và công khai. Natalia Sedova thỉnh thoảng ký tên "Sedova-Trotskaya". Trotsky và người vợ đầu, Aleksandra Sokolovskaya, vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè cho tới khi bà mất tích năm 1935 trong cuộc Đại Thanh trừng.

Chia rẽ với Lenin (1903-1904)

Cùng lúc ấy, sau một giai đoạn đàn áp của cảnh sát mật và sự nghi ngờ nội bộ diễn ra sau Đại hội đầu tiên của Đảng năm 1898, Iskra đã thành công trong việc triệu tập Đại hội thứ hai của Đảng tại London vào tháng 8 năm 1903, Trotsky và các biên tập viên khác của tờ Iskra có tham gia. Đại hội đầu tiên diễn ra theo kế hoạch, với những người ủng hộ Iskra dễ dàng đánh bại số ít đại biểu "kinh tế". Sau đó đại hội thảo luận quan điểm của Jewish Bund, nhóm đã cùng thành lập RSDLP năm 1898 nhưng muốn giữ quyền tự chủ bên trong đảng.

Một thời gian ngắn sau đó, các đại biểu ủng hộ Iskra bất ngờ chia thành hai phe. Lenin và những người ủng hộ ông (được gọi là những người Bolshevik) muốn một đảng nhỏ hơn nhưng được tổ chức cao hơn. Martov và những người ủng hộ (được gọi là những người Menshevik) ủng hộ một đảng lớn hơn và ít kỷ luật hơn. Trong một diễn biến bất ngờ, Trotsky và hầu hết biên tập viên của tờ Iskra ủng hộ Martov và những người Menshevik trong khi Plekhanov ủng hộ Lenin và những người Bolshevik.

Trong năm 1903 và 1904, nhiều thành viên đã đổi phe nhóm. Plekhanov nhanh chóng tham gia cùng những người Bolsheviks. Trotsky rời bỏ Menshevik tháng 9 năm 1904 vì sự khăng khăng của họ liên kết với những người tự do Nga và sự phản đối của họ với một sự hoà giải với Lenin và những người Bolshevik. Từ đó tới năm 1917 ông tự miêu tả mình như một "người dân chủ xã hội không phe phái".

Giai đoạn 1904 và 1917 Trotsky dành hầu hết thời gian để tìm cách hoà giải các khác biệt bên trong đảng, dẫn tới nhiều cuộc xung đột với Lenin và những cá nhân nổi bật khác trong đảng. Sau này Trotsky thừa nhận ông đã sai lầm khi phản đối Lenin về vấn đề của đảng. Trong những năm này Trotsky bắt đầu phát triển lý luận cách mạng thường trực của ông, dẫn tới một mối quan hệ làm việc thân cận với Alexander Parvus năm 1904-1907.

Cuộc cách mạng và phiên tòa năm 1905 (1905-1906)

Sau các sự kiện của ngày Chủ nhật đẫm Máu (1905), Trotsky bí mật quay trở lại Nga tháng 2 năm 1905. Ban đầu ông viết những tờ rơi cho một nhà in bí mật tại Kiev, nhưng nhanh chóng đi tới thủ đô, Saint Petersburg. Tại đó ông làm việc cả với những người Bolshevik như thành viên Uỷ ban Trung ương Leonid Krasin, và uỷ ban Menshevik địa phương mà ông đưa vào một phương hướng cấp tiến hơn. Nhưng uỷ ban Menshevik địa phương đã bị một mật vụ phản bội vào tháng 5, và Trotsky phải bỏ chạy tới vùng nông thôn Phần Lan. Tại đó ông phát triển tiếp học thuyết cách mạng thường trực của mình cho tới tháng 10, khi một cuộc đình công toàn quốc tạo điều kiện cho ông quay trở về St. Petersburg.

Sau khi quay về thủ đô, Trotsky và Parvus nắm tờ báo Russian Gazette và tăng số lượng xuất bản của nó lên 500,000 bản. Trotsky cũng đồng sáng lập Nachalo ("The Beginning") với Parvus và những người Menshevik, và cũng rất thành công.

Ngay trước khi Trotsky quay trở lại, những người Menshevik đã độc lập đi đến cùng ý tưởng mà Trotsky đã có - một tổ chức cách mạng không đảng phái được bầu ra đại diện cho công nhân thủ đô, Xô viết ("Hội đồng") đầu tiên của Công nhân. Khi Trotsky tới nơi, Xô viết St. Petersburg đã hoạt động dưới sự lãnh đạo của Khrustalyov-Nosar (Georgy Nosar, biệt danh Pyotr Khrustalyov), một nhân vật thoả hiệp, và rất nổi tiếng trong công nhân dù có sự phản đối ban đầu của những người Bolsheviks. Trotsky gia nhập Xô viết với cái tên "Yanovsky" (theo tên ngôi làng nơi ông sinh ra, Yanovka) và được bầu làm Phó chủ tịch. Ông làm nhiều việc tại Xô viết, và sau vụ bắt giữ Khrustalev-Nosar ngày 26 tháng 11, ông được bầu làm chủ tịch. Ngày 2 tháng 12, Xô viết ra một thông báo gồm những tuyên bố sau về chế độ Sa hoàng và các khoản nợ nước ngoài của nó:[8]

Chế độ chuyên quyền không đời nào có được sự tin cậy của nhân dân và không bao giờ được nhân dân trao bất kỳ quyền gì. Vì thế chúng ta quyết định không cho phép chi trả các khoản nợ đó bởi triều đình Sa hoàng đã công khai tham gia vào một cuộc chiến với toàn thể nhân dân.

Ngày hôm sau, mùng 3 tháng 12, Xô viết bị binh lính trung thành với triều đình Nikolai II bao vây và các đại biểu bị bắt giữ.

Trotsky và các lãnh đạo Xô viết khác bị xét xử năm 1906 về việc ủng hộ một cuộc nổi loạn vũ trang. Tại phiên toà, Trotsky đã phát biểu một trong những bài nổi tiếng nhất đời ông và củng cố thêm danh tiếng là một diễn giả có tài, và tài năng này được khẳng định thêm trong giai đoạn 1917-1920. Ông bị kết án và tuyên án trục xuất.

Di cư lần thứ hai (1907-1914)

Trên đường đi trục xuất tới Siberia tháng 1 năm 1907, Trotsky bỏ trốn và một lần nữa tới Luân Đôn, tại đây ông tham dự Đại hội lần thứ năm của RSDLP. Tháng 10, ông tới Viên và thường tham gia vào các hoạt động của Đảng Dân chủ Xã hội Áo và, thỉnh thoảng, của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, trong bảy năm.

Tại Vienna, Trotsky trở nên thân cận với Adolph Joffe, người bạn trong 20 năm tiếp theo của ông, người đã giới thiệu ông với các nhà phân tích tâm lý.[9] Tháng 10 năm 1908 ông khởi động một tờ báo Dân chủ Xã hội tiếng Nga nhắm vào công nhân Nga tên gọi Pravda ("Sự thật"), và là đồng biên tập viên với Joffe, Matvey SkobelevVictor Kopp, tờ báo được bí mật đưa vào Nga. Tờ báo tránh đề cập tới chính trị phe nhóm và trở nên nổi tiếng trong giới công nhân công nghiệp Nga. Cả những người Bolshevik và Menshevik đã chia rẽ với nhau nhiều lần sau thất bại của cuộc cách mạng năm 1905-1907. Khi nhiều phe nhóm Bolshevik và Menshevik tìm cách tái thống nhất vào cuộc họp của Uỷ ban Trung ương RSDLP tháng 1 năm 1910 tại Paris về các điều phản đối của Lenin, tờ Pravda của Trotsky đã trở thành 'cơ quan trung ương' được đảng tài trợ. Lev Kamenev, em rể của Trotsky được những người Bolshevik đưa vào ban biên tập, nhưng những nỗ lực thống nhất thất bại vào tháng 8 năm 1910 khi Kamenev rút lui khỏi ban biên tập trong bối cảnh có những lời buộc tội lẫn nhau. Trotsky tiếp tục làm việc tại Pravda trong hai năm nữa cho tới khi nó ngừng hoạt động tháng 4 năm 1912.

Những người Bolsheviks ra một tờ báo mới cho công nhân tại St. Petersburg ngày 22 tháng 4 năm 1912, và cũng gọi nó là Pravda. Trotsky buồn bực vì sự chiếm đoạt tên tờ báo của mình và vào tháng 4 năm 1913 ông viết một bức thư cho Nikolay Chkheidze, một lãnh đạo Menshevik, chua chát lên án Lenin và những người Bolshevik. Dù ông nhanh chóng bỏ qua việc này, bức thư đã bị cảnh sát chặn lại, và một bản sao đã được lưu lại trong văn khố cảnh sát. Một thời gian ngắn sau khi Lenin qua đời năm 1924, bức thư bị lôi ra và công bố trước công chúng bởi những đối thủ của ông trong Đảng Cộng sản, và được coi như một bằng chứng cho thấy ông là đối thủ của Lenin.

Đây là một giai đoạn rất căng thẳng bên trong RSDLP và dẫn tới nhiều va chạm giữa Trotsky, những người Bolshevik và Menshevik. Sự bất đồng nghiêm trọng nhất mà Trotsky và những người Menshevik có với Lenin thời đó là vấn đề "chiếm đoạt",[10] ví dụ, những vụ cướp ngân hàng và những công ty khác có vũ khí của các nhóm Bolshevik để kiếm tiền cho Đảng, vốn đã bị Đại hội 5 cấm, nhưng vẫn tiếp tục được những người Bolshevik thực hiện.

Tháng 1 năm 1912, đa số phái Bolshevik do Lenin đứng đầu và một số người Menshevik tổ chức một hội nghị tại Praha và trục xuất những người phản đối họ ra khỏi đảng. Đối lại, Trotsky tổ chức một hội nghị "thống nhất" của các phái dân chủ xã hội tại Vienna vào tháng 8 năm 1912 (còn gọi là. "Khối Tháng 8") và tìm cách tái thống nhất đảng. Nỗ lực này nói chung không thành công.

Tại Vienna, Trotsky liên tục xuất bản các bài viết trên các tờ báo cấp tiến tiếng Nga và Ukraina như Kievskaya Mysl với nhiều mật danh khác nhau, thường là "Antid Oto". Tháng 9 năm 1912, Kievskaya Mysl gửi ông tới Balkan làm phóng viên, nơi ông theo dõi hai cuộc Chiến tranh Balkan trong năm sau đó và trở thành một người bạn thân thiết của Christian Rakovsky, sau này là một chính trị gia hàng đầu của Liên Xô và là đồng minh của Trotsky trong Đảng Cộng sản Liên Xô.

Ngày 3 tháng 8 năm 1914, khi Thế chiến I bùng nổ với việc hai đế quốc Áo-Hung và Nga đối địch nhau, Trotsky buộc phải rời khỏi Vienna tới nước Thuỵ Sĩ trung lập để tránh bị bắt giữ như một người Nga di cư.

Thế chiến I (1914-1917)

Sự bùng phát của Thế chiến I đã dẫn tới sự đoàn kết ngay lập tức trong RSDLP và cảng đảng dân chủ xã hội châu Âu khác về các vấn đề chiến tranh, cách mạng, chủ nghĩa hoà bình và chủ nghĩa quốc tế. Bên trong RSDLP, Lenin, Trotsky và Martov ủng hộ nhiều quan điểm quốc tế chống chiến tranh, trong khi Plekhanov và những người dân chủ xã hội khác (cả Bolshevik và Menshevik) ủng hộ triều đình Nga ở một số khía cạnh.

Tại Thuỵ Sĩ, Trotsky làm việc một thời gian ngắn với Đảng Xã hội Thuỵ Sĩ, thúc đẩy họ chấp nhận giải pháp quốc tế và viết một cuốn sách phản đối chiến tranh, Chiến tranh và Quốc tế. Đối tượng của cuốn sách là phản đối lập trường ủng hộ chiến tranh của các đảng dân chủ xã hội châu Âu, chủ yếu là tại Đức.

Leon Trotsky với con gái Nina

Trotsky tới Pháp ngày 19 tháng 11 năm 1914, và là phóng viên chiến tranh cho tờ Kievskaya Mysl. Tháng 1 năm 1915 ông bắt đầu biên tập cho tờ Nashe Slovo ("Tiếng nói của Chúng ta") (ban đầu với Martov, người nhanh chóng từ chức sau khi tờ báo chuyển theo cánh Tả), một tờ báo xã hội quốc tế, tại Paris. Ông chấp nhận khẩu hiệu "hoà bình không bồi thường hay sáp nhập, hoà bình không có kẻ chinh phục hay người bị chinh phục", nhưng không đi xa như Lenin, người đã ủng hộ sự thất bại của Nga trong chiến tranh và yêu cầu sự ly khai hoàn toàn với Đệ Nhị Quốc tế.

Vào tháng 9 năm 1915, Trotsky đã tham gia Hội nghị Zimmerwald do những người theo chủ nghĩa xã hội phản đối chiến tranh tổ chức và ủng hộ một chiều hướng giữa chừng giữa những người, như Martov, muốn duy trì Đệ Nhị Quốc tế bằng mọi giá và những người, như Lenin, muốn ly khai khỏi Đệ Nhị Quốc tế và đi đến thành lập một Đệ Tam Quốc tế. Hội nghị thông qua phương pháp giữa chừng do Trotsky đề xuất. Ban đầu phản đối nó, nhưng cuối cùng Lenin đã ủng hộ[11] giải pháp của Trotsky để tránh sự chia rẽ giữa những người xã hội phản đối chiến tranh.

Ngày 31 tháng 3 Trotsky bị trục xuất từ Pháp tới Tây Ban Nha vì các hoạt động phản đối chiến tranh. Chính quyền Tây Ban Nha không cho phép ông ở lại và ông lại bị trục xuất tới Hoa Kỳ ngày 25 tháng 12 năm 1916. Ông tới Thành phố New York ngày 13 tháng 1 năm 1917. Tại New York, ông viết những bài báo cho người Nga tại đó trên tờ báo xã hội tiếng Nga Novy Mir và tờ nhật báo tiếng Yiddish Der Forverts (The Forward) và có những bài phát biểu trước cộng đồng di cư Nga.

Trotsky đang sống tại New York khi Cách mạng Tháng 2 năm 1917 lật đổ Sa hoàng Nikolai II. Ông rời New York ngày 27 tháng 3 nhưng chiếc tàu của ông bị hải quân Anh Quốc chặn lại tại Halifax, Nova Scotia và ông bị giữ một tháng tại Amherst, Nova Scotia. Sau sự ngập ngừng ban đầu, bộ trưởng ngoại giao Nga Pavel Milyukov bị buộc phải yêu cầu thả Trotsky, và chính phủ Anh trả tự do cho Trotsky ngày 29 tháng4. Cuối cùng ông quay trở về Nga ngày 4 tháng 5.

Ngay khi trở lại, Trotsky đã thoả hiệp với quan điểm Bolshevik, nhưng không lập tức gia nhập với họ. Những người dân chủ xã hội Nga bị chia rẽ thành ít nhất 6 nhóm và những người Bolshevik đang đợi kỳ Đại hội đảng tiếp theo để quyết định sẽ sáp nhập với các nhóm nào. Trotsky tạm thời gia nhập Mezhraiontsy, một tổ chức dân chủ xã hội vùng tại St. Petersburg, và trở thành một trong các lãnh đạo của nó. Tại Đại hội các Xô viết lần thứ nhất vào tháng 6, ông được bầu làm một thành viên của Uỷ ban Hành pháp Trung ương Toàn Nga ("VTsIK") thứ nhất từ phái Mezhraiontsy.

Sau một cuộc nổi dậy ủng hộ Bolshevik bất thành tại Petrograd, Trotsky bị bắt ngày 7 tháng 8 năm 1917, nhưng được thả ra 40 ngày sau đó sau thất bại của cuộc nổi dậy phản cách mạng bất thành của Lavr Kornilov. Sau khi những người Bolshevik giành được đa số trong Xô viết Petrograd, Trotsky được bầu làm chủ tịch ngày 8 tháng 10. Ông lại sát cánh cùng Lenin chống Grigory ZinovievLev Kamenev khi Uỷ ban Trung ương Bolshevik thảo luận việc chuẩn bị một cuộc nổi dậy vũ trang và ông chỉ huy các nỗ lực lật đổ Chính phủ Lâm thời do Aleksandr Kerensky lãnh đạo.

Đoạn vắn tắt sau về Vai trò của Trotsky năm 1917 được Stalin viết trên tờ Pravda, ngày 10 tháng 11 năm 1918. (Dù đoạn này đã được trích dẫn trong cuốn sách "Cách mạng tháng 10" của Stalin năm 1934, nó đã bị xoá bỏ trong Các tác phẩm của Stalin xuất bản năm 1949.)

Mọi công việc thực tế liên quan với việc tổ chức cuộc nổi dậy được tiến hành dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đồng chí Trotsky, Chủ tịch Xô viết Petrograd. Có thể nói chắc chắn rằng Đảng mang ơn đầu tiên và chủ yếu với Đồng chí Trotsky trong việc bảo vệ Xô viết và cách thức hoạt động hiệu quả của Uỷ ban Quân sự Cách mạng.

Sau thành công của cuộc nổi dậy ngày 7-8 tháng 11, Trotsky chỉ đạo các nỗ lực đẩy lùi một cuộc phản công của những người Cossack dưới quyền tướng Pyotr Krasnov và những đội quân khác vẫn trung thành để lật đổ Chính phủ Lâm thời tại Gatchina. Liên minh với Lenin, ông đã thành công trong việc đánh bại những nỗ lực của những thành viên Uỷ ban Trung ương Bolshevik khác (Zinoviev, Kamenev, Alexei Rykov, vân vân) để chia sẻ quyền lực với các đảng xã hội khác.

Tới cuối năm 1917, Trotsky rõ ràng là nhân vật thứ hai trong Đảng Bolshevik sau Lenin, lấn át con người tham vọng Zinoviev, từng là trợ thủ hàng đầu của Lenin trong hơn một thập kỷ trước đó, nhưng đang mất dần vị thế. Sự xoay chuyển này dẫn tới sự căm ghét giữa hai nhà lãnh đạo Bolshevik chỉ kết thúc năm 1926 và khiến cả hai người đều thiệt hại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lev_Davidovich_Trotsky http://150.theage.com.au/view_bestofarticle.asp?st... http://www.bartleby.com/65/tr/Trotsky.html http://maximumred.blogspot.com/2005/08/trotskys-st... http://maximumred.blogspot.com/2005_08_01_maximumr... http://fbuch.com/controll.htm http://fbuch.com/workers.htm http://www.flickr.com/photos/akinyc/sets/720575940... http://www.marxist.com/65-years-trotsky-death22080... http://www.marxist.com/LeninAndTrotsky/ http://www.newyouth.com/archives/classics/trotsky/...